Phàm ai tuyên bố nhận Thầy trước mặt thiên hạ, thì Con Người cũng sẽ tuyên bố nhận người ấy trước mặt các thiên thần của Thiên Chúa (Lc 12, 8-12)
Thứ Bảy, 16 tháng 10, 2010
Thứ Sáu, 15 tháng 10, 2010
Môn đệ bạn hữu
Thầy nói cho anh em là bạn hữu của Thầy: Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác, mà sau đó không làm gì hơn được nữa (Lc 12, 4)
Suy niệm:
Trước một đám đông kinh khủng chen lấn để đến gần Ngài, Thầy Giêsu vẫn muốn ngỏ lời trước hết với các môn đệ dấu yêu. Lần duy nhất trong Tin Mừng Nhất Lãm, Thầy gọi họ là bạn hữu (c. 4). Thầy dặn dò họ cảnh giác kẻo lây nhiễm men của người Pharisêu,
đó là thái độ đạo đức giả (c. 1).
Thái độ này luôn bao hàm một che giấu nào đó về sự thật, khiến người nhìn bên ngoài dễ bị đánh lừa bởi những mặt nạ đạo đức. Việc che giấu khéo léo này có thể xuôi chèo mát mái một thời gian. Nhưng đối với Thầy Giêsu, nó không thể kéo dài mãi. Sớm muộn gì sự thật cũng sẽ lộ diện, như chiếc kim trong bọc thò ra. “Không có gì che giấu mà sẽ không bị lộ ra, không có gì bí mật mà sẽ không bị người ta biết” (c. 2). Nếu con người mãi mãi không biết, thì Thiên Chúa vẫn biết. Chúng ta có thể tránh được máy kiểm tra nói dối của người đời, nhưng không tránh được cái nhìn xuyên thấu tâm can của Thiên Chúa. “Tất cả những gì anh em nói lúc đêm hôm, sẽ được nghe giữa ban ngày; điều anh em rỉ tai trong buồng kín, sẽ được công bố trên mái nhà” (c. 3). Như thế điều tưởng như không thể lọt ra ngoài, điều kín như bưng, vẫn có thể bị đưa ra ánh sáng, mặt nạ bị rơi xuống, và bản chất thật của con người được vén mở. Đây là một lời đe dọa, hay đúng hơn, một lời khuyên hãy sống thực lòng.
Thầy Giêsu còn khuyên các môn đệ đừng sợ. Chuyện bị bách hại và sát hại là chuyện có thể xảy ra. Chuyện ấy sẽ xảy ra với Thầy và với các môn đệ nữa. Điều quan trọng là đừng sợ kẻ sát nhân lấy đi mạng sống thân xác (c. 4). Dù mạng sống thân xác thật đáng quý, đáng trọng, nhưng con người không phải chỉ có thân xác hay chỉ là thân xác. Thầy dạy cho các môn đệ biết phải sợ ai (c. 5). Phải sợ chính Thiên Chúa, Đấng có quyền ném anh em vào hỏa ngục. Các vị tử đạo đều tin, hiểu và sống các câu Tin Mừng này. Họ đã chịu bao đớn đau nhục hình và cái chết thân xác, nhưng họ đã tránh được hỏa ngục, và được đón vào lòng Thiên Chúa.
Kitô hữu phải đối diện với những thách đố cam go. Lúc chịu bách hại lại tưởng mình bị Thiên Chúa bỏ rơi, ruồng rẫy. Chim sẻ là thức ăn rẻ tiền cho người nghèo, tiền lương một ngày mua được những 40 con chim sẻ. Nếu Thiên Chúa không quên một con sẻ nào, thì Ngài lại càng không thể quên được những người bạn của Con Ngài. Nếu từng sợi tóc của chúng ta đã được Thiên Chúa biết, thì chuyện mạng sống của ta hẳn được Ngài quan tâm hơn nhiều.
Hãy để lòng mình bình an vì sống không gian dối, nên không sợ bị lộ. Hãy để lòng mình bình an vì cái chết chẳng phải là dấu chấm hết. Hãy hạnh phúc vì biết mình là môn đệ và là bạn hữu của Thầy Giêsu.
đó là thái độ đạo đức giả (c. 1).
Thái độ này luôn bao hàm một che giấu nào đó về sự thật, khiến người nhìn bên ngoài dễ bị đánh lừa bởi những mặt nạ đạo đức. Việc che giấu khéo léo này có thể xuôi chèo mát mái một thời gian. Nhưng đối với Thầy Giêsu, nó không thể kéo dài mãi. Sớm muộn gì sự thật cũng sẽ lộ diện, như chiếc kim trong bọc thò ra. “Không có gì che giấu mà sẽ không bị lộ ra, không có gì bí mật mà sẽ không bị người ta biết” (c. 2). Nếu con người mãi mãi không biết, thì Thiên Chúa vẫn biết. Chúng ta có thể tránh được máy kiểm tra nói dối của người đời, nhưng không tránh được cái nhìn xuyên thấu tâm can của Thiên Chúa. “Tất cả những gì anh em nói lúc đêm hôm, sẽ được nghe giữa ban ngày; điều anh em rỉ tai trong buồng kín, sẽ được công bố trên mái nhà” (c. 3). Như thế điều tưởng như không thể lọt ra ngoài, điều kín như bưng, vẫn có thể bị đưa ra ánh sáng, mặt nạ bị rơi xuống, và bản chất thật của con người được vén mở. Đây là một lời đe dọa, hay đúng hơn, một lời khuyên hãy sống thực lòng.
Thầy Giêsu còn khuyên các môn đệ đừng sợ. Chuyện bị bách hại và sát hại là chuyện có thể xảy ra. Chuyện ấy sẽ xảy ra với Thầy và với các môn đệ nữa. Điều quan trọng là đừng sợ kẻ sát nhân lấy đi mạng sống thân xác (c. 4). Dù mạng sống thân xác thật đáng quý, đáng trọng, nhưng con người không phải chỉ có thân xác hay chỉ là thân xác. Thầy dạy cho các môn đệ biết phải sợ ai (c. 5). Phải sợ chính Thiên Chúa, Đấng có quyền ném anh em vào hỏa ngục. Các vị tử đạo đều tin, hiểu và sống các câu Tin Mừng này. Họ đã chịu bao đớn đau nhục hình và cái chết thân xác, nhưng họ đã tránh được hỏa ngục, và được đón vào lòng Thiên Chúa.
Kitô hữu phải đối diện với những thách đố cam go. Lúc chịu bách hại lại tưởng mình bị Thiên Chúa bỏ rơi, ruồng rẫy. Chim sẻ là thức ăn rẻ tiền cho người nghèo, tiền lương một ngày mua được những 40 con chim sẻ. Nếu Thiên Chúa không quên một con sẻ nào, thì Ngài lại càng không thể quên được những người bạn của Con Ngài. Nếu từng sợi tóc của chúng ta đã được Thiên Chúa biết, thì chuyện mạng sống của ta hẳn được Ngài quan tâm hơn nhiều.
Hãy để lòng mình bình an vì sống không gian dối, nên không sợ bị lộ. Hãy để lòng mình bình an vì cái chết chẳng phải là dấu chấm hết. Hãy hạnh phúc vì biết mình là môn đệ và là bạn hữu của Thầy Giêsu.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, xin cho con được ơn khôn ngoan để con biết sợ điều phải sợ. Cho con đừng sợ những đe dọa đến thân xác, tiếng tăm, nhưng biết sợ mất đi vĩnh viễn toàn bộ con người mình. Cho con đừng sợ những kẻ làm hại con ở đời này, nhưng biết sợ phải xa Đấng yêu con và muốn con hạnh phúc mãi.
Xin giải phóng con khỏi những nỗi sợ đã ăn sâu vào cuộc sống, những nỗi sợ ngấm ngầm mà chính con không dám thú nhận, những nỗi sợ làm con chẳng bao giờ được tự do và an vui. Nhờ đó con dám sống thật sự là mình, tươi tắn và hồn nhiên, nhẹ nhàng và không lo lắng.
Xin dạy con ngắm những bông hoa dại vệ đường để thấy chúng được điểm trang lộng lẫy, và ngắm chính mình mỗi ngày, để thấy vẻ đẹp nơi mình như một quà tặng của tình yêu. Xin dạy con ngắm đàn chim sẻ ríu rít buổi sáng, để biết mình chẳng nên quá lo về chuyện cơm áo gạo tiền, nhưng nên phó thác như em thơ ngồi trong lòng mẹ.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã đặt đời mình trong tay Cha. Xin cho con cũng đặt đời con trong tay Chúa.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
http://tgpsaigon.net/suy-niem/20101014/7033
Thứ Năm, 14 tháng 10, 2010
Đức Khôn Ngoan của Thiên Chúa đã phán: Ta sẽ sai Ngôn Sứ và Tông Đồ đến với chúng: chúng sẽ giết người này, lùng bắt người kia (Lc 11,49)
Suy niệm:
Ơn gọi ngôn sứ chưa bao giờ là một ơn gọi dễ dàng. Ngôn sứ là người bất ngờ được Thiên Chúa kêu gọi, để trở nên phát ngôn viên chính thức cho Ngài trước toàn dân. Thiên Chúa nói qua trung gian con người, nói bằng thứ ngôn ngữ con người để họ hiểu được. Ngôn sứ đã là người nghe trước khi là người nói, là cầu nối chuyển đạt cho dân sứ điệp mình đã lãnh nhận.
Sứ điệp của Thiên Chúa lắm khi là những lời cảnh báo, răn đe, nên công việc của ngôn sứ không dễ được mọi người đón nhận. Ngôn sứ có thể tố cáo tính vụ hình thức nơi phụng vụ trong Đền thờ, những người dâng lễ vật cho Chúa, nhưng lại bóc lột anh em (Is 1, 11). Ngôn sứ cũng dám nói lên những điều chưa tốt nơi hàng tư tế, những hư hỏng, bất công của vua quan (2 Sm 12, 7), và những bất trung của dân chạy theo ngẫu tượng dân ngoại. Phải có đảm lược mới dám nói điều Chúa bắt mình nói. Số phận của một ngôn sứ thường gắn liền với đau khổ và bách hại. Môsê và Êlia đều đã có lúc xin được chết cho xong (Ds 11, 15; 1 V 19, 4). Giêrêmia cũng chỉ muốn từ nhiệm, nhưng không được (Gr 20, 7-18). Giacaria bị ném đá và giết trong sân Đền thờ (2 Sb 24, 20-22).
Vào thời Tân Ước các ngôn sứ cũng chịu chung số phận. Gioan Tẩy giả, Đức Giêsu và các tông đồ đều nếm khổ đau và cái chết. Bài Tin Mừng hôm nay nói đến máu mà bao ngôn sứ đã đổ ra. Từ thời Hêrôđê đại đế, người ta bắt đầu xây lăng mộ cho các ngôn sứ, nhưng chuyện bắt bớ và sát hại các ngôn sứ thì vẫn kéo dài. “Thế hệ này sẽ phải trả lời về máu của mọi ngôn sứ đã đổ ra…” (c.50). Như vậy thế hệ hiện tại cũng phải chịu trách nhiệm về tội ác quá khứ, vì chính họ đang nhúng tay vào việc bách hại các người được Thiên Chúa sai (c. 49). Các nhà thông luật hay các kinh sư mà Đức Giêsu đang gặp gỡ sẽ có mặt trong Thượng Hội Đồng để luận tội Đức Giêsu (Lc 22, 66). Máu vô tội của Đức Giêsu sẽ đổ ra trên đồi Sọ (Lc 22, 20; Ga 19, 34). Máu châu báu ấy thực ra không đòi nợ máu, không đòi trả thù. Máu ấy đổ ra để xóa tội cho muôn người (Mt 26, 28), để giao hòa con người với Thiên Chúa. Một số người sẽ phải chịu trách nhiệm về việc đổ máu Đức Giêsu, nhưng ngay cả những người ấy cũng có thể thoát khỏi án phạt nhờ chính dòng máu từ trái tim yêu thương của Đấng bị đóng đinh.
Đức Giêsu trên thập giá đã tha thứ cho những kẻ giết mình. “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23, 34). Đức Giêsu phục sinh đã sống sự tha thứ ấy khi Ngài chẳng hề báo thù những kẻ can dự vào cái chết của Ngài. Các tông đồ cũng lần lượt chia sẻ chén đắng của Thầy mình. Kitô hữu tự bản chất là ngôn sứ cho thế giới mình đang sống. Chỉ mong chúng ta cũng can đảm sống như Giêsu và chết như Giêsu.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, Chúa đã làm người như chúng con, nên Chúa hiểu gánh nặng của phận người. Cuộc đời đầy cạm bẫy mời mọc mà con người lại yếu đuối mong manh. Hạnh phúc thường được trộn bằng nước mắt, và giữa ánh sáng, cũng có những bóng mờ đe dọa.
Lạy Chúa Giêsu, nếu có lúc con mệt mỏi và xao xuyến, xin nhắc con nhớ rằng trong Vườn Dầu Chúa đã buồn muốn chết được. Nếu có lúc con thấy bóng tối bủa vây, xin nhắc con nhớ rằng trên thập giá Chúa đã thốt lên: Sao Cha bỏ con?
Xin nâng đỡ con, để con đừng bỏ cuộc. Xin đồng hành với con, để con không cô đơn. Xin cho con yêu đời luôn dù đời chẳng luôn đáng yêu. Xin cho con can đảm đối diện với những thách đố vì biết rằng cuối cùng chiến thắng thuộc về người có niềm hy vọng lớn hơn. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
http://tgpsaigon.net/suy-niem/20101013/7018
Suy niệm:
Ơn gọi ngôn sứ chưa bao giờ là một ơn gọi dễ dàng. Ngôn sứ là người bất ngờ được Thiên Chúa kêu gọi, để trở nên phát ngôn viên chính thức cho Ngài trước toàn dân. Thiên Chúa nói qua trung gian con người, nói bằng thứ ngôn ngữ con người để họ hiểu được. Ngôn sứ đã là người nghe trước khi là người nói, là cầu nối chuyển đạt cho dân sứ điệp mình đã lãnh nhận.
Sứ điệp của Thiên Chúa lắm khi là những lời cảnh báo, răn đe, nên công việc của ngôn sứ không dễ được mọi người đón nhận. Ngôn sứ có thể tố cáo tính vụ hình thức nơi phụng vụ trong Đền thờ, những người dâng lễ vật cho Chúa, nhưng lại bóc lột anh em (Is 1, 11). Ngôn sứ cũng dám nói lên những điều chưa tốt nơi hàng tư tế, những hư hỏng, bất công của vua quan (2 Sm 12, 7), và những bất trung của dân chạy theo ngẫu tượng dân ngoại. Phải có đảm lược mới dám nói điều Chúa bắt mình nói. Số phận của một ngôn sứ thường gắn liền với đau khổ và bách hại. Môsê và Êlia đều đã có lúc xin được chết cho xong (Ds 11, 15; 1 V 19, 4). Giêrêmia cũng chỉ muốn từ nhiệm, nhưng không được (Gr 20, 7-18). Giacaria bị ném đá và giết trong sân Đền thờ (2 Sb 24, 20-22).
Vào thời Tân Ước các ngôn sứ cũng chịu chung số phận. Gioan Tẩy giả, Đức Giêsu và các tông đồ đều nếm khổ đau và cái chết. Bài Tin Mừng hôm nay nói đến máu mà bao ngôn sứ đã đổ ra. Từ thời Hêrôđê đại đế, người ta bắt đầu xây lăng mộ cho các ngôn sứ, nhưng chuyện bắt bớ và sát hại các ngôn sứ thì vẫn kéo dài. “Thế hệ này sẽ phải trả lời về máu của mọi ngôn sứ đã đổ ra…” (c.50). Như vậy thế hệ hiện tại cũng phải chịu trách nhiệm về tội ác quá khứ, vì chính họ đang nhúng tay vào việc bách hại các người được Thiên Chúa sai (c. 49). Các nhà thông luật hay các kinh sư mà Đức Giêsu đang gặp gỡ sẽ có mặt trong Thượng Hội Đồng để luận tội Đức Giêsu (Lc 22, 66). Máu vô tội của Đức Giêsu sẽ đổ ra trên đồi Sọ (Lc 22, 20; Ga 19, 34). Máu châu báu ấy thực ra không đòi nợ máu, không đòi trả thù. Máu ấy đổ ra để xóa tội cho muôn người (Mt 26, 28), để giao hòa con người với Thiên Chúa. Một số người sẽ phải chịu trách nhiệm về việc đổ máu Đức Giêsu, nhưng ngay cả những người ấy cũng có thể thoát khỏi án phạt nhờ chính dòng máu từ trái tim yêu thương của Đấng bị đóng đinh.
Đức Giêsu trên thập giá đã tha thứ cho những kẻ giết mình. “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23, 34). Đức Giêsu phục sinh đã sống sự tha thứ ấy khi Ngài chẳng hề báo thù những kẻ can dự vào cái chết của Ngài. Các tông đồ cũng lần lượt chia sẻ chén đắng của Thầy mình. Kitô hữu tự bản chất là ngôn sứ cho thế giới mình đang sống. Chỉ mong chúng ta cũng can đảm sống như Giêsu và chết như Giêsu.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, Chúa đã làm người như chúng con, nên Chúa hiểu gánh nặng của phận người. Cuộc đời đầy cạm bẫy mời mọc mà con người lại yếu đuối mong manh. Hạnh phúc thường được trộn bằng nước mắt, và giữa ánh sáng, cũng có những bóng mờ đe dọa.
Lạy Chúa Giêsu, nếu có lúc con mệt mỏi và xao xuyến, xin nhắc con nhớ rằng trong Vườn Dầu Chúa đã buồn muốn chết được. Nếu có lúc con thấy bóng tối bủa vây, xin nhắc con nhớ rằng trên thập giá Chúa đã thốt lên: Sao Cha bỏ con?
Xin nâng đỡ con, để con đừng bỏ cuộc. Xin đồng hành với con, để con không cô đơn. Xin cho con yêu đời luôn dù đời chẳng luôn đáng yêu. Xin cho con can đảm đối diện với những thách đố vì biết rằng cuối cùng chiến thắng thuộc về người có niềm hy vọng lớn hơn. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
http://tgpsaigon.net/suy-niem/20101013/7018
Chủ Nhật, 3 tháng 10, 2010
Các Tu Ðoàn Tông Ðồ
Các Tu Ðoàn Tông Ðồ
Ðiều 731: (1) Các tu đoàn tông đồ được coi như tương đương với hội dòng tận hiến. Các phần tử của các tu đoàn tông đồ, tuy không có lời khấn dòng, nhưng theo đuổi mục tiêu tông đồ riêng của tu đoàn, và nhắm tới sự trọn lành của đức ái do việc sống chung theo một nếp sống đặc thù, và do việc tuân giữ hiến pháp.
(2) Trong số các tu đoàn ấy, có những đoàn trong đó các phần tử chấp nhận các lời khuyên Phúc Âm với một dây ràng buộc do hiến pháp xác định.
Ðiều 732: Những gì đã ấn định trong các điều 578-579 và 606 cũng được áp dụng cho các tu đoàn tông đồ, miễn là tôn trọng bản chất của mỗi tu đoàn. Riêng đối với các tu đoàn nói ở điều 731, triệt 2 thì cũng có thể áp dụng các điều 598-602.
Ðiều 733: (1) Sự thành lập một nhà và cấu tạo một cộng đồng địa phương là việc thuộc thẩm quyền của nhà chức trách của tu đoàn, sau khi đã có sự thỏa thuận bằng giấy tờ của Giám Mục giáo phận. Khi bãi bỏ một nhà, cũng phải hội ý Giám Mục.
(2) Sự thỏa thuận cho thành lập nhà kèm theo quyền được có ít là một nhà nguyện, trong đó cử hành và lưu trữ Thánh Thể.
Ðiều 734: Sự quản trị tu đoàn được xác định do hiến pháp và phải tuân hành các điều 617-633, tùy theo bản chất của mỗi tu đoàn.
Ðiều 735: (1) Sự thu nhận, thử luyện, gia nhập và huấn luyện sẽ được xác định do luật riêng của mỗi tu đoàn.
(2) Về việc thu nhận vào tu đoàn, phải giữ các điều kiện đã ấn định ở các điều 642-645.
(3) Luật riêng phải xác định chương trình thử luyện và huấn luyện thích hợp với mục đích và đặc tính của tu đoàn, nhất là về phương diện đạo lý, thiêng liêng và tông đồ, ngõ hầu các phần tử hiểu rõ ơn thiên triệu và chuẩn bị thích đáng vào việc tông đồ và vào đời sống của tu đoàn.
Ðiều 736: (1) Trong các tu đoàn giáo sĩ, các giáo sĩ được nhập tịch vào tu đoàn, đừng kể khi hiến pháp định cách khác.
(2) Về những gì liên can đến chương trình học vấn và chịu chức thánh, thì phải giữ các quy tắc của các giáo sĩ triều, tuy phải bảo toàn triệt 1.
Ðiều 737: Về phía các phần tử, sự gia nhập kèm theo các nghĩa vụ và quyền lợi do hiến pháp xác định. Về phía tu đoàn, sự gia nhập bao hàm sự ân cần hướng dẫn các phần tử theo mục đích của ơn gọi riêng, dựa trên hiến pháp.
Ðiều 738: (1) Tất cả các phần tử phải phục tùng các vị Lãnh Ðạo riêng, chiếu theo các quy tắc của hiến pháp, trong phạm vi đời sống nội bộ và kỷ luật tu đoàn.
(2) Các phần tử cũng phục tùng Giám Mục giáo phận trong phạm vi phụng tự công cộng, coi sóc các linh hồn và các hoạt động tông đồ khác, chiếu theo các điều 679-683.
(3) Các tương quan của một phần tử được nhập tịch vào giáo phận với Giám Mục riêng sẽ được xác định bởi hiến pháp hay hợp đồng riêng.
Ðiều 739: Ngoài các nghĩa vụ mà hiến pháp đã định, các phần tử còn phải giữ các nghĩa vụ chung của các giáo sĩ, trừ khi đã rõ cách nào khác do bản chất sự việc hay do lời lẽ của văn mạch.
Ðiều 740: Các phần tử phải ở trong nhà hay trong cộng đoàn đã được thành lập hợp lệ, và sống đời sống chung dựa theo luật riêng. Sự vắng nhà hay vắng cộng đoàn cũng do luật riêng chi phối.
Ðiều 741: (1) Các tu đoàn, các khu vực và các nhà có tư cách pháp nhân, trừ khi hiến pháp định cách khác. Vì vậy, các thực thể ấy có khả năng thủ đắc, chấp hữu, quản trị, chuyển nhượng tài sản, dựa theo các quy tắc của quyển V về Tài sản của Giáo Hội, và các điều 636, 638 và 639, cũng như luật riêng.
(2) Dựa theo các quy tắc của luật riêng, các phần tử cũng có khả năng thủ đắc, chấp hữu, quản trị và định đoạt tài sản. Tuy nhiên những gì họ thủ đắc với danh nghĩa tu đoàn thì thuộc về tu đoàn.
Ðiều 742: Sự ly khai và trục xuất của một phần tử chưa gia nhập vĩnh viễn sẽ được chi phối do hiến pháp của mỗi tu đoàn.
Ðiều 743: Tuy vẫn phải giữ điều 693, vị Lãnh Ðạo tối cao, với sự thỏa thuận của hội đồng cố vấn, có thể ban đặt quyền lìa bỏ tu đoàn cho một phần tử đã gia nhập vĩnh viễn, trừ khi quyền ấy đã được dành riêng cho Tòa Thánh chiếu theo hiến pháp.
Ðiều 744: (1) Vị Lãnh Ðạo tối cao, với sự thỏa thuận của hội đồng cố vấn, là thẩm quyền duy nhất có thể ban phép cho một phần tử đã gia nhập vĩnh viễn được chuyển sang một tu đoàn tông đồ khác, với hiệu quả đình chỉ tạm thời các quyền lợi và nghĩa vụ của tu đoàn. Tuy nhiên, đương sự có quyền trở về tu đoàn trước khi gia nhập vĩnh viễn vào tu đoàn mới.
(2) Khi muốn chuyển từ một hội dòng tận hiến sang một tu đoàn tông đồ hay ngược lại, thì phải xin phép Tòa Thánh và tuân theo chỉ thị của Tòa Thánh.
Ðiều 745: Vị Lãnh Ðạo tối cao, với sự thỏa thuận của hội đồng cố vấn, có thể ban đặc quyền cho một phần tử đã gia nhập vĩnh viễn được sống ngoài tu đoàn, với hiệu quả đình chỉ những quyền lợi và nghĩa vụ không thể dung hợp với điều kiện mới. Thời hạn không được quá ba năm, và đương sự vẫn ở dưới sự chăm sóc của các vị Lãnh Ðạo. Nếu là giáo sĩ, thì cần phải có sự thỏa thuận của Bản Quyền sở tại nơi đương sự phải lưu trú; và đương sự cũng phải tùy thuộc sự chăm sóc của Bản Quyền sở tại nữa.
Ðiều 746: Về sự trục xuất một phần tử đã gia nhập vĩnh viễn, phải giữ các điều 694-704, tuy phải thích nghi tùy trường hợp.
(Nhóm Dịch Thuật Việt ngữ Bộ Giáo Luật)
http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/giaoluat/luat34.htm
Thứ Sáu, 1 tháng 10, 2010
Hãy nên như trẻ nhỏ
Thầy nói cho anh em biết: các thiên thần của họ ở trên trời không ngừng chiêm ngưỡng nhan Cha Thầy, Đấng ngự trên trời. (Mt 18,10)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)