Thứ Năm, 20 tháng 1, 2011

Bài 3: CÁCH VIẾT CHỮ

Bài 3: CÁCH VIẾT CHỮ
Cách viết chữ rất đa dạng. Khởi sự chúng ta chỉ nên chọn một số phương pháp thực hành mang tính cơ bản. Đó là việc lựa chọn kiểu chữ, rèn luyện kiểu chữ và tập ráp chữ.

I. Viết mẫu tự
_ Tâp viết 24 chữ cái loại viết chữ hoa bằng các nét căn bản đã học, theo các nhóm chữ sau:
+ Nhóm 1: E, H, I, L, T (ứng dụng nét tung và hoành)


+ Nhóm 2: A, K, M, N, V, X, Y, Z, W (ứng dụng nét chéo)



+ Nhóm 3: B, C, D, Đ, G, O, Q, P, S, R, U (Ứng dụng nét cung, vòng, tròn)


_ Tâp viết 24 chữ cái loại chữ viết thường bằng các nét căn bản (kết hợp tung, hoành, xiên, cung, tròn,…)




Lưu ý: Các học viên cần tham khảo thêm nhiều mẫu chữ cái của nhiều nhà thư pháp khác viết. Được như vậy, mới tạo ra nét riêng cho mình, không rập khuôn theo người hướng dẫn. Đó mới là đích thực của thư pháp.

* Một số mẫu chữ cái tham khảo
a. Mẫu chữ của Hồ Công Khanh:



b. Mẫu chữ của Đăng Học:


II. Cách Viết chữ
_ Lựa chọn kiểu chữ
Kiểu chữ đầu tiên nên chọn để tập viết là kiểu chữ Chân phương, là loại chữ mà hầu như ai cũng đọc được, viết được từ khi mới nhập môn Thư pháp cho tới khi thành công trong lĩnh vực viết Thư pháp.

Khi viết chân phương, người ta thể hiện qua hai cách:
_ Cách viết chữ bằng nhiều nét: cách viết của người cẩn thận, rõ ràng. Cách viết này có ưu điểm là chữ viết dễ đọc, dễ bố cục sắp xếp,…nhưng nó ít tạo nét thanh, vết xước vì viết chậm, thiếu tính uyển chuyển.


_ Cách viết chữ bằng một nét: là cách viết liền lạc và viết nhanh như người viết đang ký tên. Vì viết nhanh nên chữ tạo ra những vệt mực thanh, mãnh và có những nét đậm như "vẽ", nhưng chữ dễ bị rối, dễ bị xoắn, khó đọc,…


Lưu ý: Dù chọn chữ nào cũng phải tránh việc tô đi, đồ lại những chữ thích đậm nét mà phải đi cọ một lần cho mỗi nét, có như thế Thư pháp mới có tính đặc thù riêng, chứ không sẽ trở thành họa sĩ vẽ quảng cáo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét